Thưa bác sĩ. Mấy hôm trước em có đi trám răng do bị sâu. Sau khi trám về em cảm thấy hơi nhức nhức một chút, em có ngậm chút nước muối thì đỡ nhưng mấy hôm sau thỉnh thoảng răng lại bị đau, cứ âm ỉ nhưng không bị sưng lên. Em không hiểu lý do tại sao lại nhức răng sau khi trám và liệu có nguy hiểm hay biến chứng gì không thưa bác sĩ. Bác sĩ tư vấn giúp em vì giờ em cũng khá lo lắng. Em cảm ơn bác sỹ ạ. (Đỗ Hoài Thanh – Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc)
Trả lời :
Chào bạn Hoài Thanh!
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc nhức răng sau khi trám của bạn, Bệnh viện RHM Sài Gòn xin được giải đáp cụ thể như sau.
Hàn trám là một trong những phương pháp khắc phục tình trạng răng sâu phổ biến và đơn giản nhất. Phần răng sâu trước khi được hàn trám thì cần được nạo sạch nhằm hạn chế những mầm mống răng sâu phát triển trở lại. Với răng cửa sâu thì bác sỹ sẽ chỉ định trám với vật liệu composite để đảm bảo tính thẩm mỹ trong khi hàn răng hàm thì vật liệu amalgam sẽ duy trì độ bền chắc tốt hơn.
Nhức răng sau khi trám thường do quy trình hàn trám không đảm bảo đúng kỹ thuật, trám không triệt để. Hầu hết trường hợp sau khi trám xong bị sưng và thấy đau nhức xảy ra đối với các trường hợp điều trị răng sâu phải điều trị tủy mà nguyên nhân là khi nạo vết sâu không triệt để, vẫn còn sót. Vết sâu này còn tồn lại vẫn tiếp tục phát triển và tổn hại đến răng. Cảm giác ê nhức sẽ bắt đầu xuất hiện khi vết sâu phát triển xuống tới tủy và tạo ra kích thích lên đầu ống tủy. Ngoài ra, việc diệt tủy và lấy tủy khi trám răng không triệt để dẫn đến sau khi có chất liệu trám phủ lên vẫn bị giữ nguyên bên trong. Lâu ngày, tủy sót bị hoại tử sẽ gây đau nhức, nặng hơn có thể làm hỏng răng hoàn toàn và phải nhổ bỏ.
Nhức răng sau khi trám chủ yếu do kỹ thuật trám không đúng
Một nguyên nhân gây nhức răng sau khi trám nữa có thể miếng trám bị hở khiến nước bọt, mảnh vụn thức ăn, vi khuẩn lọt vào. Sau khi trám thường đau âm ỉ còn do kích thích của miếng trám hoặc do răng nhạy cảm với áp lực, với không khí, thức ăn ngọt hay nhiệt độ.
Thông thường, cảm giác đau nhức này sẽ giảm dần và biến mất trong vòng một vài ngày đến 1 tuần. Trong trường hợp hiện tượng nhức răng sau khi trám không giảm dần trong 2-4 tuần thì bạn nên liên hệ với nha sỹ. Nếu như bị kích thích quá mức thì bác sĩ thường bỏ miếng trám cũ ra và thay bằng loại vật liệu mới ít có tính kích thích hơn, đa phần là bệnh nhân hết đau ngay sau khi tháo bỏ miếng trám trước ra. Tốt nhất bạn nên đến gặp nha sĩ sớm để kiểm tra lại nếu cơn đau âm ỉ, kéo dài bởi để lâu rất có thể dẫn tới ảnh hưởng tới răng trám trong trường hợp phải điều trị tủy.
Bạn Hoài Thanh có thể đến địa chỉ Bệnh viện RMH Sài Gòn để được các nha sỹ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị cụ thể nhất. Công nghệ trám răng Laser Tech tại Bệnh viện RHM SÀI GÒN được chuyển giao trực tiếp bởi chuyên gia và bác sỹ phục hình răng đầu ngành của Bệnh viện Forsyth – Hoa Kỳ giúp phục hình cho răng một cách hiệu quả trong các trường hợp răng bị mẻ, vỡ, răng sâu. Công nghệ Laser Tech giúp khắc phục những hạn chế của các công nghệ trám cũ, làm tăng tính tương thích, độ kết dính giữa bề mặt trám và vật liệu trám, giúp cho vết trám chắc chắn, không bị bong tróc khi ăn nhai.
Công nghệ mới của Hoa Kỳ cũng hạn chế xâm lấn tối đa trong khi trám và hoàn toàn không tác động đến men răng. Ngoài ra, quy trình hàn trám được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn cao, thận trọng, tỉ mỉ trong quy trình cùng công nghệ hiện đại, do đó bạn hoàn toàn yên tâm răng sau khi trám bền đẹp, không bong tróc khi ăn nhai và đặc biệt là không ê buốt, đau nhức sau khi trám.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét