Làm cách nào để trẻ không bị đau khi nhổ răng sữa tại nhà là điều mà nhiều phụ huynh quan tâm. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu cách nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà. Hãy cùng tìm hiểu nào!
Nhổ răng sữa cho trẻ em cần dựa vào tình hình của từng chiếc răng cụ thể.
Khi nào nên thực hiện nhổ răng sữa tại nhà?
Đầu tiên, phụ huynh phải nhớ rằng chỉ được nhổ răng sữa cho trẻ tại nhà còn tất cả các vấn đề về răng vĩnh viễn như gãy chân, sâu răng,.. thì phải đưa bé đến phòng khám nha khoa để kiểm tra ổ răng, tình trạng răng miệng và có phương pháp điều trị thích hợp.
Răng sữa của bé cần phải thay khi nào?
Răng sữa khi đến tuổi phải thay răng thì sẽ tự động lung lay để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc. Việc thay răng của bé cũng tuân theo một quy luật đặc biệt là răng sữa sẽ tự tiêu chân, thân răng lung lay. Răng lung lay được nhiều thì bạn có thể nhổ răng sữa cho trẻ hoặc răng tự rụng mà không cần phải nhổ
STT | THỨ TỰ THAY RĂNG SỮA | ĐỘ TUỔI BÉ THAY RĂNG |
1 | Răng cửa giữa | 5 – 7 tuổi |
2 | Răng cửa bên | 7 – 8 tuổi |
3 | Răng hàm sữa thứ nhất | 9 – 10 tuổi |
4 | Răng nanh sữa | 10 – 11 tuổi |
5 | Răng hàm sữa thứ hai | 11 – 12 tuổi |
Tuy nhiên cũng có nhiều bé răng đã lung lay nhưng không chịu rụng nên cần có tác động bên ngoài để nhổ răng nhằm giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng vị trí. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì việc thay răng ở các bé có thể sớm hoặc chậm hơn so với thời gian trên từ 6 – 12 tháng đều không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng đến sự phát triển của bé.
Nhổ răng sữa an toàn tại nhà
Khi thấy răng sữa của bé lung lay mà không có ngoại lực nào tác động thì tức là răng vĩnh viễn đã và đang mọc lên bên dưới. Lúc này, bạn có thể dùng ngón tay nhẹ nhàng lung lay chiếc răng này để đẩy nhanh quá trình rụng răng. Lập đi lập lại động tác này mỗi ngày cho tới khi chỉ cần 1 lực nhẹ thì răng cũng có thể rụng.
Trong khi nhổ răng, cha mẹ nên đánh lạc hướng sự chú ý của bé để việc này diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn. Bạn nên rửa tay thật sạch và thực hiện với thao tác dứt khoát. Tuy nhiên khi cảm thấy chưa đúng thời điểm thì không nên cố vì sẽ khiến bé đau đớn, nhiễm trùng răng, chảy máu kéo dài hay sót chân răng.
Những điều cần lưu ý khi nhổ răng sữa
- Khi răng sữa của bé mới bắt đầu lung lay, bạn rửa tay thật sạch và dùng lực nhẹ rồi tăng dần nhưng phải đảm bảo không gây đau đớn cho bé.
- Khi răng lung lay chưa đủ lớn tuyệt đối không được nhổ vì sẽ trở thành nỗi ám ảnh trong bé.
- Cho bé súc miệng bằng nước muối sau khi lay răng và hàng ngày sau khi nhổ răng.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, cho bé ăn các thực phẩm mềm như súp, cháo,…không cho bé ăn các thực phẩm cứng, nóng, lạnh, chua, ngọt.
Việc nhổ răng sữa tại nhà cho trẻ cần cân nhắc và thực hiện đúng cách, hợp vệ sinh để không gây hại cũng như nguy hiểm cho bé. Có không ít trường hợp nhổ răng khiến bé đau đớn, không cầm được máu, bị viêm nhiễm. Tốt nhất, cha mẹ nên đưa trẻ đến phòng khám nha khoa để nhổ răng. Chỉ có bác sĩ mới biết phải làm những gì với chiếc răng cần nhổ của bé và cũng chỉ có họ mới lường trước được những tình huống phát sinh có thể xảy ra và có giải pháp phù hợp
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét