Khi bị mất răng nên làm răng giả tháo lắp hay cố định là nỗi băn khoăn của nhiều bệnh nhân. Nha khoa KIM xin giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây nhé !
1. KHI NÀO CẦN DÙNG RĂNG GIẢ?
Nên làm răng giả cố định hay tháo lắp ?
Trường hợp bị tai nạn làm gãy một hoặc nhiều răng: cần làm răng giả để có thể thực hiện các chức năng ăn nhai, phát âm và đảm bảo thẩm mỹ…
Răng giả còn giúp giữ những răng khác ở vị trí cũ, ổn định, bảo vệ khớp cắn.
Trường hợp răng không thẩm mỹ như răng bị nhiễm sắc, lệch lạc, kích thước không đều: cần làm răng giả để có nụ cười đẹp hơn.
2. RĂNG GIẢ THÁO LẮP
Răng giả tháo lắp được thực hiện trong những trường hợp mất nhiều răng hoặc mất toàn bộ răng.
Ưu điểm chung của răng giả tháo lắp là rẻ tiền, nhưng độ thẩm mỹ của hàm tháo lắp thường không bằng răng giả cố định (răng sứ).
Nhược điểm: bệnh nhân thường lâu thích nghi với hàm tháo lắp hơn so với răng giả cố định.
Nếu phân loại theo bộ khung nâng đỡ thì hàm giả tháo lắp gồm có các loại:
Răng giả tháo lắp nền nhựa: dùng trong những trường hợp bị mất nhiều răng mà răng trụ thiếu hoặc yếu hoặc trong những trường hợp mất răng toàn bộ.
Hàm loại này nhẹ hơn hàm khung kim loại, nhưng được tựa hoàn toàn trên nướu, do đó gây cảm giác khó chịu hơn khi nhai.
Răng giả tháo lắp khung kim loại: có đặc tính cứng chắc, tựa một phần trên răng, do đó nó chỉ thích hợp trên những hàm mất tương đối ít răng và các răng trụ phải vững vàng.
Loại hàm này thiết kế có vẻ cồng kềnh, nhưng thực ra khi mang vào lại dễ chịu hơn so với hàm nhựa.
Răng giả tháo lắp trên implant: áp dụng trong những trường hợp mất răng toàn bộ mà bệnh nhân mang hàm hay bị rơi, hàm “trôi nổi” trong miệng, không ổn định. Khi đó, bác sĩ sẽ cấy vài trụ implant cho bệnh nhân, sau đó gắn các bộ phận lưu giữ trên những trụ implant này và trên hàm giả để tăng độ lưu giữ và vững ổn cho hàm giả. Phương pháp này rất hữu hiệu cho những trường hợp mất răng lâu năm, xương hàm tiêu nhiều khiến hàm giả thông thường không có chỗ để bám. Chi phí cao hơn nhiều so với hàm giả thông thường.
Lưu ý:
Những ngày đầu mang hàm giả tháo lắp thường khó chịu do chưa quen, trầy xước gây viêm đau… Bệnh nhân cần thông báo với bác sỹ để phối hợp giải quyết, đôi khi phải mất nhiều lần tái khám để chữa đau.
Dùng tay đưa hàm giả vào đúng vị trí trong miệng, tránh cắn khi chưa vào đúng vị trí vì có thể làm cong vênh, hỏng hàm giả.
Tránh đánh rơi, bẻ, tự điều chỉnh hàm giả.
Tuyệt đối không ngâm, rửa hàm giả bằng nước nóng.
Vệ sinh hàm giả thường xuyên.
3. RĂNG GIẢ CỐ ĐỊNH
Răng giả cố định (răng sứ), được làm trong những trường hợp răng sâu lớn, vỡ lớn, răng có miếng trám lớn, răng đã lấy tủy, khấp khểnh, lệch lạc, thưa hở kẽ, mẻ gãy, nhiễm màu ố vàng, mòn men, mất răng….
Ưu điểm: nhỏ gọn, nhẹ nhàng, dễ thích nghi, vững ổn hơn khi nhai và gần như răng thật.
Nhược điểm: chi phí cao hơn răng giả tháo lắp, cần phải mài bớt một phần răng thật để thực hiện (trường hợp làm cầu răng).
Người ta thường phân loại răng sứ thành hai nhóm chính:
Răng sứ phủ trên kim loại (gọi tắt là răng sứ sườn kim loại): được sản xuất bằng cách phủ sứ lên một khung sườn bằng kim loại. Kim loại này thường là những hợp kim như nikel-chrome, chrome-cobalt, titanium, quý kim, hợp kim vàng… Trừ răng sứ quý kim, các loại răng sứ kim loại khác có giá tương đối rẻ hơn so với răng toàn sứ.
Nếu làm đúng kỹ thuật, các loại răng sứ này có thể đạt độ thẩm mỹ chấp nhận được. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, loại răng sứ này làm cho đường viền nướu có vẻ đen và sậm màu. Ngoài ra, độ cản quang cao của kim loại làm cho răng sứ loại này khó đạt được màu sắc và độ trong suốt như ý.
Những ai dị ứng với thành phần kim loại trong sườn của răng sứ loại này tuyệt đối không nên dùng răng sứ kim loại.
Răng toàn sứ: Sườn của răng có thành phần là zirconium hoặc lithium disilicate. Loại sườn này có nhiều sắc độ trắng và độ trong khác nhau nên dễ dàng mô phỏng được màu sắc răng thật.
Sự dán dính tốt giữa lớp sứ và lớp sườn giúp răng toàn sứ ít bị vỡ hơn so với loại răng sứ khác. Ngoài ra, loại sườn này có thể được thiết kế và gia công bằng máy vi tính nên đạt được độ chính xác cao. Hơn hết, loại sườn này ít có tiềm năng gây dị ứng.
Chi phí cho một răng toàn sứ cao hơn răng sứ kim loại.
Lưu ý:
Cần chăm sóc răng miệng cẩn thận, đánh răng, dùng chỉ nha khoa và tái khám định kỳ.
Đối với răng sứ: tránh nhai thức ăn quá dai và cứng.
Tránh những động tác: nghiến, lập bập 2 hàm răng.
Để chọn được loại răng phù hợp cho mình, bạn cần thảo luận với bác sỹ nha khoa.
Nếu như còn thắc mắc nào về nên trồng răng giả tháo lắp hay cố định thì bạn vui lòng liên hệ nha khoa KIM theo số 19006899 để được tư vấn và giải đáp chi tiết nhất nhé!
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét