Sâu răng chính là một trong những nguyên nhân răng bị vỡ cơ bản . Sâu răng có thể ở những vị trí khó quan sát hoặc tình trạng sâu răng thẩm thấu, răng không có lỗ sâu nhưng mô răng ở bên trong vẫn bị tàn phá, tạo thành vùng rỗng trong thân răng. Hầu hết những người bị sâu răng thường cảm thấy đau nhức, khó chịu khi ngà răng và tủy răng bị tổn thương, tuy nhiên cũng có một số ít người, cảm giác khó chịu rất ít hoặc thậm chí là không có cảm giác gì ngay cả khi răng bị sâu rất lớn.
Sâu răng là nguyên nhân răng bị vỡ mảng lớn
Răng bị thiếu sản
Răng bị thiếu sản thường biểu hiện khi men răng bị rỗ và xỉn màu. Nguyên nhân chính của tình trạng này chính là răng đã bị nhiễm một dạng thuốc kháng sinh như Tetracyline. Sự lắng đọng lâu và kéo dài tetracycline sẽ gây ra hiện tượng hỏng men răng, xỉn răng, hủy hoại sự phát triển xương, đặc biệt là trong giai đoạn bà mẹ mang thai mà sử dụng nhiều Tetracyline thì sẽ ngăn chặn sự phát triển xương của trẻ em sau này. Do vậy, kháng sinh tetracycline tuyệt đối không được sử dụng ở bà mẹ mang thai thời kỳ cuối (ba tháng cuối) và không dùng cho trẻ em chưa tới 12 tuổi.
Răng đã chữa tủy
Răng sau khi chữa tủy trở nên vôi hóa, giòn và rất dễ vỡ khi ăn nhai phải đồ cứng bởi tủy chính là nguồn sống của răng, giúp cho răng dẻo dai, có thể chống chịu được lực ăn nhai hoặc va chạm với vật cứng, hơn nữa răng đã qua điều trị tủy thì mào răng bị khuyết tổn, có mối hàn lớn nên răng không được khỏe nữa. Một phương pháp bọc mão răng sứ ngay sau khi điều trị tủy răng sẽ giúp bạn bảo tồn được răng thật và duy trì khả năng ăn nhai. Trong vòng 1 năm sau khi điều trị tủy mà răng chưa được bọc mão sẽ dẫn đến tình trạng bị vôi hóa hoàn toàn.
>>>
Bài viết hữu ích: Rang toan su Emax cad camNguyên nhân răng bị vỡ là do răng sau khi chữa tủy sẽ bị vôi hóa và dẫn tới bị vỡBên cạnh 3 nguyên nhân chính gây vỡ răng trên đây thì việc men răng phát triển không đầy đủ, canxi hóa không tốt cũng khiến răng rất dễ bị vỡ. Khi xử lý răng vỡ phải xem xét mức độ vỡ mà quyết định chọn phương pháp thích hợp. Nếu răng chỉ bị vỡ một chút ở ngọn, không bị lộ tủy thì có thể mài nhẵn bề mặt vỡ và dặn người bệnh chú ý giữ gìn là được. Nếu mão răng bị vỡ to nhưng mặt vỡ bên trên lợi có thể chữa tủy trước rồi xử lý mào răng. Đối với răng bị vỡ ngang mà mặt vỡ nằm dưới lợi tương đối sâu, thông thường chỉ có thể nhổ đi. Khi vỡ răng nếu không áp dụng các phương pháp sửa phục hồi thì không thể không nhổ đi mà làm những điều trị trước kia trở lên vô ích. Do đó, tốt nhất là bạn nên áp dụng hai phương pháp phòng ngừa vỡ răng chủ yếu là hàn trám răng hoặc bọc mão răng sứ.
Khi răng bị vỡ nên đi trám hoặc chụp răng sứChụp răng sứ hay còn gọi là bọc mão răng thường được chỉ định chủ yếu cho thân răng để bảo vệ thân răng cũ. Công nghệ chụp răng sứ CT 5 chiều mà Nha khoa Kim đang áp dụng cam kết bảo tồn răng thật tối đa, trồng răng không đau, không đục, không đen viền lợi, ăn nhai bình thường và duy trì trọn đời. So với các kỹ thuật răng sứ khác, công nghệ CT 5 chiều có thể rút ngắn được thời gian tối đa chỉ trong 1 lần nằm trên ghế, có răng mới ngay trong ngày tính trên 1 đơn răng. Răng sứ CT 5 chiều giúp phục hình răng bền chắc, thẩm mỹ, giúp bạn có cảm giác ăn nhai như răng thật. Phương pháp này đảm bảo hơn, khắc phục được những nhược điểm mà composite gặp phải để phục hình răng thẩm mỹ, bền và dài lâu hơn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét