Bạn đang trong thời khắc hạnh phúc nhất, mang trong mình đứa con bé bỏng. Nhưng bạn đang gặp vấn đề về răng miệng và thắc mắc không biết bà bầu có đi khám chửa răng được không?
Việc chăm sóc răng miệng trong thời kỳ mang thai là hết sức quan trọng, hiệp hội mang thai ở Mỹ khuyên rằng chăm sóc răng miệng lúc mang thai là cần thiết để phòng ngừa nhiễm trùng răng miệng và bệnh nướu răng, có liên quan đến sinh non.
Có nên trám răng khi đang mang thai?
Sau đây là một số điều bà bầu lo ngại khi đến nha khoa.
Chụp X-quang: Khi đến nha khoa khám chửa răng bạn cần báo nha sĩ biết rằng mình đang mang thai, không có nha sĩ nào khuyến cáo nên chụp x-quang trong thời kỳ mang thai mặc dù đã có áo chì bảo hộ.
Sâu răng có nên trám: Răng sâu nếu không được chữa trị sẽ dẫn đến viêm tủy gây đau nhức, vậy nên khi có dấu hiệu sâu thì nên đến nha khoa để được Bác sĩ điều trị sớm. Nếu trám răng không sử dụng thuốc tê, chụp xquang thì hoàn toàn vô hại cho cả bà bầu và thai nhi.
Cạo vôi răng: Trong thời kỳ mang thai bạn nên cạo vôi răng và khám định kỳ vì sự thay đổi hormone nên rất dễ bị viêm nướu , khi bác sĩ láy sạch vôi răng và giữ vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ tránh được nguy cơ này.
Nếu chỉ trám răng mà không dùng đến thuốc tê thì bạn không có gì phải lo lắng. Răng sâu trong thời kỳ này hoàn toàn có thể và nên được trám sớm để tránh tình trạng sâu răng lan đến tủy gây viêm tủy. Đặc biệt trong giai đoạn thai nhi được 21 tuần tuổi (ba tháng giữa của thai kỳ) là giai đoạn mà nhiều thai phụ có thể chịu đựng được các can thiệp khó hơn như nhổ răng hoặc tiểu phẫu.
Trong thời kỳ mang thai, sự lơ là trong việc vệ sinh răng miệng do sức khỏe toàn thân có nhiều xáo trộn; cùng sự thay đổi hormon nên thai phụ rất dễ bị viêm nướu gây chảy máu nướu. Bạn nên nhờ nha sĩ lấy sạch vôi răng, mảng bám đóng trên răng và duy trì việc chải răng ngay sau bữa ăn.
Nếu bạn giữ vệ sinh răng miệng đúng cách thì tình trạng chảy máu nướu sẽ không còn. Bạn đừng quá lo lắng, hãy đến bệnh viện răng hàm mặt để được khám và chẩn đoán chính xác tình trạng sâu răng và viêm nướu trước khi có can thiệp trên răng và nướu tổn thương.
Trong 9 tháng mang thai, 3 tháng đầu bà mẹ phải kiêng cữ nhiều thứ do thai mới, dễ bị sảy, đôi khi chỉ do những tác động nhẹ. Ngoài ra, thời gian 3 tháng đầu là lúc bé đang phát triển các cơ quan trong cơ thể, môi trường để bé phát triển cũng như tiếp nhận dinh dưỡng cần phải được đảm bảo tốt nhất, tránh những tác động có nguy cơ cao liên quan đến đường máu và sức khỏe của mẹ nói chung. Bất cứ một viêm nhiễm nhỏ nào trên cơ thể mẹ cũng khiến con bị ảnh hưởng. Khám răng, làm răng hay trám răng nên tránh thời điểm này.
3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm các thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh, em bé lớn nhanh gây chèn ép khó chịu cho mẹ, đặc biệt khi phải đi lại nhiều, nằm nhiều. Việc khám răng lại đòi hỏi bạn phải đi lại và nằm lâu trên ghế có thể ảnh hưởng đến chất lượng của việc trám răng.
Tâm lý chung của nhiều phụ nữ mang thai vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Sự cẩn thận này là cần thiết, bất cứ tác động nào ảnh hưởng đến cơ thể của mẹ cũng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến em bé trong bụng, bao gồm cả việc điều trị các vấn đề về răng miệng.
Vì vậy, nếu tính trong khoảng thai kỳ thì chỉ khoảng tháng thứ 4-7 là dễ chịu nhất cho bà bầu đi trám răng. Lúc này thai cũng đã ổn định và thích nghi với cơ thể mẹ nên khỏe mạnh hơn trong 3 tháng đầu.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét