Hàn răng là một kỹ thuật nha khoa rất phổ biến sử dụng vật liệu trám nha khoa composite hoặc amalgam trám bít vào phần răng bị bệnh nhằm hạn chế sự phát triển của mầm mống gây bệnh cũng như phục hình cho răng một cách tối đa.
Hàn răng được áp dụng cho rất nhiều trường hợp, đặc biệt bác sĩ sẽ chỉ định hàn răng cho những trường hợp sau:
- Hàn răng sâu: Răng sâu chủ yếu do vi khuẩn tác dụng vào mảng bám thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột tạo ra axit, axit sẽ tác động ăn mòn các mô răng, làm phân rã cấu trúc răng tạo ra các lỗ sâu. Sâu răng nếu không được điều trị sẽ dẫn tới tình trạng viêm tủy khi vết sâu lan rộng vào buồng tủy và hệ quả tất yếu là làm tổn hại hoàn toàn cấu trúc của răng, thậm chí có thể gây áp xe xương ổ răng và ảnh hưởng đến các răng kế cận. Và hàn răng sâu là nhu cầu phổ biến nhất hiện nay.
- Hàn răng khi bị chấn thương răng: trong các tình huống tai nạn khiến cho răng gẫy hoặc vỡ thì hàn răng được sử dụng để tái tạo lại hình dáng ban đầu, đồng thời đảm bảo tốt chức năng nhai của răng.
- Hàn răng khi mòn men răng và một số nhu cầu thẩm mỹ khác, làm cho răng trở nên khỏe mạnh và có hình dáng giống như ban đầu.
Rất nhiều người thường lo lắng vấn đề hàn răng sâu có đau không khi đang mắc phải bệnh lý sâu răng. Nhưng hàn răng sâu trên thực tế là không quá đau nhức với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại. Kỹ thuật hàn răng này chỉ đau nhức chủ yếu ở thao tác nạo vết sâu khi nha sỹ dùng một dụng cụ chuyên dụng nạo sạch các mô răng bị bệnh tức là các ngà răng bị mủn. Mục đích của thao tác này là loại bỏ vi khuẩn gây bệnh, tránh tình trạng ủ bệnh sau khi hàn bít chỗ răng sâu.
Đối với hàn răng sâu trực tiếp với vật liệu amalgam thì phải sau 24 giờ độ cứng của miếng trám bạc mới đạt tối đa 100% và thường sau khi trám 1 ngày mới đánh bóng được trong khi thao tác trám composite khá đơn giản. Vật liệu trám composite được dính vào men và ngà răng nhờ kỹ thuật dán qua trung gian một lớp keo dán gọi là ponding. Lớp composite được làm cứng bằng ánh sáng Laser đơn sắc màu xanh, thời gian để trùng hợp từ 20 giây – 40 giây. Phần răng sâu bị vỡ mẻ sẽ được phục hình hoàn hảo chỉ sau 15-20 phút hàn trám với tính thẩm mỹ cao.
Có thể nói, thao tác hàn trực tiếp đều đảm bảo không ê nhức quá nhiều và với sự hỗ trợ của thuốc tê thì cảm giác đau buốt khi hàn trám răng sâu hầu như không có. Có thể sau khi hàn trám, bạn sẽ thấy ê một chút nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng qua đi, chỉ đối với răng nhạy cảm quá mức thì nha sỹ sẽ kê toa thuốc để giảm đau. Nhìn chung, hàn răng sâu có đau không cũng sẽ phụ thuộc cả vào tay nghề và kinh nghiệm của nha sỹ. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn được một địa chỉ nha khoa uy tín với công nghệ hàn răng tốt thì hiệu quả hàn răng sâu không những đạt được tối đa mà còn hạn chế được cảm giác ê nhức.
Tại Nha khoa Paris, thao tác hàn răng sâu được các nha sỹ giàu kinh nghiệm trực tiếp tiến hành cùng sự hỗ trợ của công nghệ trám răng Laser Tech sẽ mang lại hiệu quả hàn trám răng sâu tốt nhất. Công nghệ mới không chỉ làm tăng độ kết dính của vật liệu trám với bề mặt trám mà còn hạn chế xâm lấn tối đa đến cấu trúc răng, nhờ đó mà cảm giác ê nhức được giảm đi đáng kể nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm.
♦ Vệ sinh răng miệng sau khi hàn răng sâu như thế nào?
Vệ sinh răng miệng là thao tác không thể bỏ qua sau khi hàn răng sâu, nếu không tình trạng sâu răng hoàn toàn có thể tái phát. Thực hiện chải răng ngày 2 lần sau bữa ăn với bàn chải lông mềm được khuyến cáo nên thực hiện đúng cách để làm sạch răng, đặc biệt là khi ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột. Chú ý chải nhẹ nhàng đều 4 mặt răng để tránh là tổn thương men răng cũng như mối hàn.
Sử dụng chỉ nha khoa sau khi chải răng sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn những mảng bám trên răng: bạn lấy một đoạn chỉ nha khoa dài khoảng 40 cm, quấn chặt vào hai đầu ngón tay giữa cho tới khi cách nhau 10 cm, dùng hai ngón trỏ căng sợi chỉ, dùng ngón trỏ trái hoặc phải ấn sợi chỉ vào kẽ răng còn dắt thức ăn, kéo ngang 1 cm, thực hiện đều ở cả hai hàm để loại bỏ thức ăn còn sót lại trên kẽ răng.
Muốn tránh bị sâu răng, hãy hạn chế tối đa thức ăn giắt vào kẽ răng. Tốt nhất bạn nên dùng chỉ nha khoa khi có thức ăn giắt vào kẽ răng để tránh gây tổn hại cho răng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét