Nanh sữa ở trẻ là một tổn thương lành tính, không gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, khi nanh sữa xuất hiện thường làm cho trẻ quấy khóc và biếng ăn. Chính vì thế, nhiều bậc cha mẹ cảm thấy rất lo lắng không biết có nên nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh hay không?
Răng năng sữa ở trẻ sơ sinh là một đốm trắng nhỏ xuất hiện trên lợi, nanh sữa xuất hiện ở hơn số 1/2 trẻ mới sinh và thường gặp trong giai đoạn trẻ từ 0-3 tháng tuổi hoặc có khi mọc muộn hơn đôi chút. Nanh sữa hay đẹn là một tổn thương lành tính, không gây biến chứng và phần lớn sẽ tự tiêu mất sau khoảng từ 2 tuần đến 5 tháng.
Nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh
Tuy nhiên, một số trường hợp khi nanh sữa xuất hiện sẽ làm trẻ biếng ăn, nóng sốt, quấy khóc, nhiễm khuẩn… nếu gặp trường này việc nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết.
Theo nhiều chuyên gia cho biết: Cha mẹ có thể tự phát hiện răng nanh sữa của trẻ bằng cách sau: Dùng tay đã được vệ sinh sạch sẽ đưa vào miệng trẻ sờ và nhìn thấy nhiều nốt màu trắng hay vàng nhạt ở nông ngay dưới bề mặt niêm mạc lợi hàm trên hoặc hàm dưới của trẻ. Nanh sữa thường có kích thước khoảng 2-3mm, cũng có có kích thước lớn hơn đôi chút.
Hàn răng sữa em bé
Khi phát hiện trẻ mọc nanh sữa, nếu bé vẫn ăn ngủ tốt và phát triển bình thường thì cha mẹ chỉ cần vệ sinh sạch miệng cho trẻ sau khoảng 2-5 tuần răng nanh sữa sẽ tự tiêu biến. Nếu trường hợp nanh sữa gây đau nhức, viêm nhiễm làm trẻ bỏ bú, quấy khóc thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh. Việc nhổ bỏ nanh sữa này được thực hiện khá đơn giản nhưng cần đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa.
Răng nanh sữa thực chất là nang lợi ở trẻ sơ sinh, một loại nang có vỏ mỏng trong lòng chứa đầy chất keratin màu trắng do các mảnh vụn tế bào còn sót lại ở xương hàm trong quá trình hình thành răng sữa.
Răng sữa của trẻ thường mọc ở giai đoan từ 5-6 tháng tuổi, tuy nhiên mầm răng thì đã được hình thành trong xương hàm từ lúc trẻ vẫn ở trong bụng mẹ. Do đó trong quá trình hình thành mầm răng sẽ xuất hiện một số tế bào tham gia tạo răng và sau đó sẽ tiêu biến. Tuy nhiên, nếu tế bào này còn sót lại thì có thể tạo thành răng nanh.
Nhổ răng nanh cho trẻ cần được bác sĩ nha khoa thực hiện để đảm bảo an toàn cho trẻ
Đến nay, nhiều người vẫn thường lầm tưởng mọc nanh sữa là biểu hiện của tình trạng thừa canxi hay là các vết đóng cặn của sữa do không vệ sinh miệng tốt cho trẻ hoặc là một loại bệnh nguy hiểm nào đó.
Nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh là kỹ thuật khá đơn giản trong nha khoa. Tuy nhiên, việc nhổ nanh sữa phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa để tránh gây viêm nhiễm và biến chứng cho trẻ vì thế cha mẹ không nên tự ý thực hiện tại nhà. Khi đưa trẻ đi nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh, cha mẹ cũng nên lưu ý chọn trung tâm nha khoa có uy tín và nhiều năm kinh nghiệm để đảm bảo cho quá trình nhổ nanh sữa diễn ra an toàn và đạt hiệu quả tuyệt đối, không tái phát.
Tại Nha Khoa KIM với kỹ thuật vô trùng tuyệt đối và sử dụng các loại thuốc gây tê được bộ ý tế chứng nhận là an toàn với trẻ sơ sinh, nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh tại nha khoa của chúng tôi.
Ngoài ra, với đội ngũ bác sĩ có hàng chục năm kinh nghiệm đã thực hiện thành công hàng ngàn ca nhổ răng nanh cho trẻ em, chúng tôi cam kết đem đến cho bạn ca nhổ răng an toàn và không gây biến chứng về sau.
Nhổ răng nanh cho trẻ sơ sinh là rất cần thiết nếu như chúng gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Hãy mang trẻ đến trung tâm nha khoa tốt nhất để đảm bảo cho quá trình nhổ răng diễn ra an toàn nhé.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét