Thưa bác sỹ KIM. Em rất băn khoăn một vấn đề về hàn răng ạ. Bác sỹ tư vấn giúp lỗ sâu to có nên trám không hay sử dụng phương pháp khác ạ? Thực tế thì răng hàm của em bị sâu khá nhiều và hình thành lỗ sâu to màu đen khiến em đau nhức rất nhiều. Một phần răng cũng bị vỡ, mẻ nữa. Em muốn đi hàn răng nhưng mọi người lại bảo là hàn không tốt, dễ bị bật ra, không biết thực hư thế nào. Cảm ơn bác sỹ. (Quỳnh Trang – Hà Nội).
Trả lời :
Chào bạn Quỳnh Trang !
Rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ băn khoăn với chúng tôi. Về thắc mắc Lỗ sâu răng to có nên trám hay không của bạn, Nha khoa KIM xin được giải đáp cụ thể như sau.
Sâu răng là một bệnh lý răng miệng diễn ra âm thầm trong một thời gian dài và cho đến khi hình thành lỗ sâu răng to màu đen tức là tình trạng sâu răng đã diễn tiến rất nghiêm trọng, các mô răng khỏe đã bị axit ăn mòn.
Răng sâu nhiều có trám được không
Răng sâu không chỉ gây ê nhức, đau buốt, gây vỡ mẻ các tổ chức cứng bên ngoài mà nghiêm trọng hơn có thể xâm nhập đến tủy, gây viêm tủy. Khi tủy răng bị viêm nhiễm mà không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới áp xe xương ổ răng, viêm quanh răng, ảnh hưởng đến các răng kế cận. Do đó, việc điều trị răng sâu kịp thời sẽ có ý nghĩa bảo tồn răng một cách tối đa.
Hàn răng là một trong những cách hỗ trợ điều trị răng hiệu quả với thao tác khá đơn giản, hoàn thành quy trình chỉ trong vòng 15-20 phút. Nha sỹ sẽ sử dụng vật liệu trám là amalgam trám bít vào mô răng bị sâu nhằm phục hình cho răng cũng như đảm bảo ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng trở lại.
Nha khoa KIM có tốt không
Thực chất, cách hàn răng trực tiếp này duy trì hiệu quả được trong vòng vài năm, sau đó thì vật liệu trám có xu hướng bong bật khỏi bề mặt răng dẫn đến bong tróc, xỉn màu. Độ bám dính của vật liệu trám chính là một trong những nhược điểm cơ bản của phương pháp này, đặc biệt là đối với răng hàm luôn chịu tác động của lực nhai khá nhiều.
Nếu bạn muốn duy trì độ bền của miếng trám khi lỗ răng sâu đã to thì tốt nhất nên thực hiện hàn trám theo kỹ thuật Inlay/Onlay. Đây là cách trám trực tiếp có độ bền gần tương đương với cách bọc răng sứ, có thể duy trì độ bền hàng chục năm mà hoàn toàn không bị bong tróc khi ăn nhai. Phương pháp trám răng này chỉ áp dụng cho răng hàm – nơi có xoang trám lớn.
Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của bạn mà nha sỹ có thể áp dụng kỹ thuật trám Inlay hay Onlay. Nếu phần răng hàm của bạn chỉ bị mất mô răng bên trong và không vỡ mẻ quá nhiều thì nên trám Inlay tức là miếng trám nằm gọn bên trong răng. Trong khi đó, trám Onlay thì miếng trám phủ lên trên phần răng sâu giúp che đi phần răng bị vỡ mẻ. Với những vết sâu và vỡ lớn thì cách trám Onlay sẽ là giải pháp tối ưu nhất.
Quy trình trám răng sẽ được thực hiện qua 2 lần hẹn với nha sỹ. Ở lần hẹn đầu tiên, nha sỹ sẽ làm sạch vết sâu bằng một dụng cụ chuyên dụng, tạo xoang trám, dấu răng sẽ được lấy để gửi về labo chế tạo miếng trám. Lần hẹn kế tiếp khi miếng trám được hoàn thành sẽ được gắn trực tiếp lên phần mô răng khuyết và cố định bằng một loại vật liệu nha khoa chuyên dụng.
Hàn trám theo kỹ thuật Inlay/Onlay sẽ đảm bảo cho bạn một kết quả điều trị răng sâu hiệu quả, giúp duy trì ăn nhai tốt trong nhiều năm và hạn chế răng sâu tái phát tối đa. Bạn Quỳnh Trang có thể đến trực tiếp Nha khoa KIM tại số 39 Quang Trung, Hoàn Kiếm, Hà Nội để được các nha sỹ thăm khám và điều trị cụ thể. Với uy tín của mình, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn hiệu quả hàn răng sâu tối đa.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét